Skip to main content

Những quy định cần biết về việc làm thêm khi du học Nhật Bản

Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên quốc tế có thể tiết kiệm chi phí khi du học Nhật Bản thì chính phủ Nhật Bản cho phép sinh viên được làm thêm. Tuy nhiên, sinh viên cần phải tuân theo một số quy định làm thêm.
Những quy định cần biết về việc làm thêm khi du học Nhật Bản

1. Bạn cần phải được cấp giấy phép đi làm thêm.
Từ tháng 04/2013, du học sinh nộp giấy xin phép đi làm thêm ngay tại hải quan Nhật Bản khi nhập cảnh. Hiện có khoảng 80% số du học sinh đang có một công việc làm thêm ngoài giờ học. Tuy nhiên với tư cách lưu trú là du học sinh, mục đích chính của bạn là đi học chứ không phải đi làm kiếm tiền, nếu bạn muốn đi làm thêm, bạn bắt buộc phải đảm bảo tỷ lệ đi học chuyên cần và chắc chắn rằng việc làm thêm không ảnh hưởng đến kết quả học tập của bạn ở trường.

2. Giới hạn thời gian đi làm thêm của du học sinh
Dưới tư cách lưu trú là du học sinh, bạn chỉ được đi làm thêm tối đa 28 tiếng/ tuần. Trong những dịp lễ của người Nhật, thời gian tối đa là 8 tiếng /ngày. Do vậy trong những dịp nghỉ lễ của Nhật Bản, các bạn có thể tập trung đi làm thêm để kiếm một khoản thu nhập lớn dành cho việc đóng học phí cho những kỳ học tiếp theo.
>>Làm thêm khi du học Nhật Bản và những chú ý cơ bản
3. My Number - quản lý giờ làm thêm của du học sinh.
Từ tháng 10 năm 2015, chính phủ Nhật Bản sẽ ban hành thẻ “My Number” như một chứng minh thư gồm 12 số dành cho công dân Nhật Bản và tất cả người nước ngoài cư trú hợp pháp trên lãnh thổ Nhật Bản. Trên mỗi thẻ đều có gắn một con chip, trong đó có tất cả các thông tin cá nhân như địa chỉ thường trú, số an ninh xã hội, chế độ bảo hiểm, tình trạng đóng thuế, …
Có thể nói, thông qua “My Number”, Chính phủ Nhật Bản có thể quản lý dân số và trật tự xã hội một cách chặt chẽ hơn. Điều đó đồng nghĩa vấn đề cư trú bất hợp pháp và làm việc quá giờ quy định của du học sinh và người nước ngoài cư trú tại Nhật cũng được giám sát nghiêm khắc hơn.
Nguồn: Du học Nhật Bản New Ocean

Comments

Popular posts from this blog

Một số yếu tố để lựa chọn trường khi du học Nhật Bản

Chọn trường khi đi du học Nhật Bản đúng đắn không chỉ giúp sinh viên định hướng đúng đắn cho con đường du học của mình, nó còn giúp sinh viên có thể thành công trên chặng đường du học. Dưới đây là những yếu tố để lựa chọn trường khi du học Nhật Bản. Một số yếu tố để lựa chọn trường khi du học Nhật Bản - Căn cứ vào trình độ cơ bản của bản thân để lựa chọn trường học: Trước khi đi du học Nhật Bản yêu cầu đầu tiên là bạn phải có trình độ Nhật ngữ từ N4 trở lên, nếu năng lực tiếng Nhật của bạn chỉ đạt N4 trở xuống, chúng tôi khuyên bạn nên đến học ở trường học ngôn ngữ. Bởi lẽ những trường Nhật ngữ chất lượng sẽ đào tạo cho bạn thứ tiếng Nhật chính cống nhất, ngoài ra họ còn truyền dạy nhiều kiến thức trên những khía cạnh khác như văn hóa, phong tục tập quán… Nếu tiếng Nhật cơ bản của bạn đạt cấp 3 trở lên hoặc có giấy chứng nhận kết quả thi tiếng Nhật cơ bản N4 trở lên vậy khuyên bạn nên tham gia khóa dự bị đại học ở các trường đại học. - Không nhất thiết phải học tại các trường ...

Văn hóa giao tiếp bằng mắt của người nhật bản

Tại Nhật Bản người ta cho rằng nhìn thẳng vào mắt đối phương là hành vi xấu, thiếu lịch sự. Tại một số hội nghị có sự tham gia của người Nhật thì giao tiếp bằng mắt hầu như là không có, nếu có thì so với các nước phương Tây chắc chắn là rất có chừng mực. Theo thống kê, tỷ lệ thời gian giao tiếp bằng mắt khi người Nhật gặp gỡ đối phương chỉ ở mức 10%. Tại hành lang hay lối vào hội trường công ty, những người quen biết có vô tình gặp nhau dường như rất nhiều trường hợp người Nhật sẽ đưa mắt xuống một chút và không nhìn mặt đối phương. Trong khi đó, rất nhiều người phương Tây cảm thấy thái độ như vậy là thất lễ và nghĩ rằng mình đã bị coi thường. Theo văn hóa phương Tây, thông thường khi chào hỏi người ta sẽ sử dụng nhiều đến giao tiếp bằng mắt , cử động tay hơi nhẹ, nâng cao lông mày lên một chút... Lông mày đưa lên một chút mang ý nghĩa là "Chào". Từ lúc lông mày đưa lên cho đến lúc trở về vị trí cũ cũng không mất đến 1 giây. Người phương Tây tiến hành tín hiệu nà...

Văn hóa xấu hổ của người Nhật Bản

Mới nghe qua bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên với cụm từ “văn hóa xấu hổ”, nhưng quả thực đây là một nét văn hóa đang hiện hữu trong những người Nhật Bản và vì vậy khi đi  du học Nhật bạn đừng ngạc nhiên với văn hóa xấu hổ  này để tránh những hiểu lầm không đáng tiếc có thể xảy ra nhá. Văn hóa xấu hổ của người Nhật là như thế nào? Tùy vào môi trường sinh sống và văn hóa của từng nước và văn hóa xấu hổ sẽ có sự khác nhau. Với người Nhật , văn hóa xấu hổ không phải là sự tự nhận thức hoặc kiểm điểm mang tính đạo đức đối với các hành vi của bản thân mà là việc quyết định hành vi của mình dựa trên những cân nhắc kỹ lưỡng sự đánh giá, phán xét của người khác. Như vậy có thể hiểu đơn giản văn hóa xấu hổ đối với người Nhật Bản đó là việc lo sợ bị xấu hổ trước người khác. Nguồn gốc của văn hóa xấu hổ tại Nhật Bản Lý do đầu tiên có thể giải thích cho nét  văn hóa Nhật Bản  đặc biệt này đó là do Nhật là một quốc gia theo thần giáo, do vậy họ rất e ngại việc phải đương đ...