Skip to main content

Văn hóa giao tiếp bằng mắt của người nhật bản

  • Tại Nhật Bản người ta cho rằng nhìn thẳng vào mắt đối phương là hành vi xấu, thiếu lịch sự. Tại một số hội nghị có sự tham gia của người Nhật thì giao tiếp bằng mắt hầu như là không có, nếu có thì so với các nước phương Tây chắc chắn là rất có chừng mực.
  • Theo thống kê, tỷ lệ thời gian giao tiếp bằng mắt khi người Nhật gặp gỡ đối phương chỉ ở mức 10%. Tại hành lang hay lối vào hội trường công ty, những người quen biết có vô tình gặp nhau dường như rất nhiều trường hợp người Nhật sẽ đưa mắt xuống một chút và không nhìn mặt đối phương. Trong khi đó, rất nhiều người phương Tây cảm thấy thái độ như vậy là thất lễ và nghĩ rằng mình đã bị coi thường.
  • Theo văn hóa phương Tây, thông thường khi chào hỏi người ta sẽ sử dụng nhiều đến giao tiếp bằng mắt, cử động tay hơi nhẹ, nâng cao lông mày lên một chút... Lông mày đưa lên một chút mang ý nghĩa là "Chào". Từ lúc lông mày đưa lên cho đến lúc trở về vị trí cũ cũng không mất đến 1 giây. Người phương Tây tiến hành tín hiệu này một cách vô thức và đã trở thành tín hiệu mà mọi người cùng nhau thừa nhận. Và nếu người đáp lại bằng gương mặt tươi cười thì người kia có thể tiến gần lại đối phương bắt chuyện.
  • Tín hiệu sử dụng đôi mắt với người phương Tây cực kỳ quan trọng. Một thử nghiệm đã được tiến hành đối với các em học sinh cho thấy có hơn nửa các em trả lời rằng việc lẩn tránh giao tiếp bằng mắt một cách có ý thức khiến các em cảm thấy không thoải mái.
  • Cố không giao tiếp bằng mắt được coi là không trung thực hay có hành động đáng ngờ. Ngoài ra, nó còn là dấu hiệu cho thấy họ đang lắng nghe lời nói của đối phương. Tại các nước như Hy Lạp hay Tây Ban Nha, giao tiếp bằng mắt có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp làm rõ ràng hơn lời nói.
  • Ở các nước khác, nhiều khi giao tiếp bằng mắt quan trọng đến mức không thể thiếu, như là một cách để nuôi dưỡng quan hệ tin tưởng lẫn nhau hay bầu không khí thân mật. Đôi mắt vẫn được nói là cửa sổ của tâm hồn mà nhỉ.
 
Giao tiếp bằng mắt của người Nhật Bản
Giao tiếp bằng mắt của người Nhật Bản
Khi làm việc với người nước ngoài, những cử chỉ vô ý thức như vậy luôn phải ghi nhớ, hãy vận dụng một cách tích cực giao tiếp bằng mắt hay các tín hiệu khác và cho thấy mình đang lắng nghe lời nói người khác nói. Nếu làm được như vậy chắc chắn sẽ không còn hiểu nhầm hay gây khó chịu cho đối phương.

Comments

Popular posts from this blog

Một số yếu tố để lựa chọn trường khi du học Nhật Bản

Chọn trường khi đi du học Nhật Bản đúng đắn không chỉ giúp sinh viên định hướng đúng đắn cho con đường du học của mình, nó còn giúp sinh viên có thể thành công trên chặng đường du học. Dưới đây là những yếu tố để lựa chọn trường khi du học Nhật Bản. Một số yếu tố để lựa chọn trường khi du học Nhật Bản - Căn cứ vào trình độ cơ bản của bản thân để lựa chọn trường học: Trước khi đi du học Nhật Bản yêu cầu đầu tiên là bạn phải có trình độ Nhật ngữ từ N4 trở lên, nếu năng lực tiếng Nhật của bạn chỉ đạt N4 trở xuống, chúng tôi khuyên bạn nên đến học ở trường học ngôn ngữ. Bởi lẽ những trường Nhật ngữ chất lượng sẽ đào tạo cho bạn thứ tiếng Nhật chính cống nhất, ngoài ra họ còn truyền dạy nhiều kiến thức trên những khía cạnh khác như văn hóa, phong tục tập quán… Nếu tiếng Nhật cơ bản của bạn đạt cấp 3 trở lên hoặc có giấy chứng nhận kết quả thi tiếng Nhật cơ bản N4 trở lên vậy khuyên bạn nên tham gia khóa dự bị đại học ở các trường đại học. - Không nhất thiết phải học tại các trường ...

Văn hóa xấu hổ của người Nhật Bản

Mới nghe qua bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên với cụm từ “văn hóa xấu hổ”, nhưng quả thực đây là một nét văn hóa đang hiện hữu trong những người Nhật Bản và vì vậy khi đi  du học Nhật bạn đừng ngạc nhiên với văn hóa xấu hổ  này để tránh những hiểu lầm không đáng tiếc có thể xảy ra nhá. Văn hóa xấu hổ của người Nhật là như thế nào? Tùy vào môi trường sinh sống và văn hóa của từng nước và văn hóa xấu hổ sẽ có sự khác nhau. Với người Nhật , văn hóa xấu hổ không phải là sự tự nhận thức hoặc kiểm điểm mang tính đạo đức đối với các hành vi của bản thân mà là việc quyết định hành vi của mình dựa trên những cân nhắc kỹ lưỡng sự đánh giá, phán xét của người khác. Như vậy có thể hiểu đơn giản văn hóa xấu hổ đối với người Nhật Bản đó là việc lo sợ bị xấu hổ trước người khác. Nguồn gốc của văn hóa xấu hổ tại Nhật Bản Lý do đầu tiên có thể giải thích cho nét  văn hóa Nhật Bản  đặc biệt này đó là do Nhật là một quốc gia theo thần giáo, do vậy họ rất e ngại việc phải đương đ...