Skip to main content

Bạn biết gì về nữ võ sĩ Sumo Nhật Bản

Hình ảnh những võ sĩ Sumo Nhật Bản lực lưỡng trên những võ đài quyết đấu hãy trong cuộc sống hàng ngày đã trở nên quá quen thuộc khi nhắc về văn hóa Nhật Bản. Tuy nhiên hầu hết những võ sĩ Sumo mà chúng ta nhìn thấy đầu là nam giới, vậy đã bao giờ bạn nghĩ tới hình ảnh những nữ võ sĩ Sumo Nhật Bản chưa?

Quan điểm trong văn hóa Nhật về phụ nữ và Sumo


Đối với người Nhật, môn võ Sumo được coi là “quốc kỹ” (môn thể thao mang tính biểu tượng quốc gia) vì vậy rất được người Nhật tôn vinh và coi trọng. Bởi lẽ đó nên theo quan điểm văn hóa Nhật, chỉ có nam giới mới xứng đáng được đứng trên võ đài cao quý này thi đấu. Còn những người phụ nữ vốn bị cấm tham gia môn võ này. Ngoài quan niệm truyền thống nữ nhi “bất khiết”, người Nhật Bản còn cho rằng, đặc thù cơ thể của nữ giới không phù hợp với môn võ cổ truyền này. Cính vì vậy việc cách ly phụ nữ khỏi vòng tròn võ đài luôn được xem là nhiệm vụ hàng đầu.
Những người Nhật Bản cho rằng, nếu đế bất cứ một phụ nữ Nhật nào bước chân vào trong vòng tròn võ đài thì đó chính là sự sỉ nhục, và làm ô uế nơi linh thiêng này.
Chính vì những quan niệm trên nền hình ảnh về võ sĩ nữ Sumo Nhật Bản là cực kỳ hiếm hoi.

Những bất ngờ về Sumo nữ tại Nhật Bản

Việc nghiêm cấm phụ nữ bước chân vào võ đài đấu Sumo không chỉ giành cho những võ sĩ Sumo nữ mà ngay cả việc một nữ quan chức Nhật Bản bước chân lên võ đài để trao giải cùng không được chấp nhận.

Nghiêm khắc va khắt khe tới như vậy, nhưng vào tháng 10 năm 2002, tại Nhật Bản đã diễn ra một giải đấu bất ngờ. Thành phố Aomori, Nhật Bản trở thành nơi đầu tiên trên đất nước Mặt trời mọc này đăng cai tổ chức Giải vô địch Sumo quốc tế đầu tiên dành cho nữ giới.
Quan điểm đã có sự thay đổi đối với các nữ võ sĩ Sumo nhưng sự hạn chế vẫn còn. Tuy vậy môn Sumo của Nhật Bản đang ngày càng được phổ biển rộng rãi tại nhiều quốc gia và được đề nghị đưa vào danh sách môn thi đấu chính thức tại Olympic. Điều này như một luồng gió lớn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ môn võ Sumo trong giới nữ giới ở nhiều quốc gia, cả phụ nữ và trẻ em đều tham gia luyện tập môn thể thao truyền thống này.

Điểm khác biệt trong trận đấu Sumo nữ

Khi những nữ võ sĩ Sumo tham gia thi đấu sẽ phải tuân theo những quy tắc riêng của mình, không giống như các nam võ sĩ.
Về trang phụ, các Sumo nữ xuất hiện trong bộ quần áo đặc trưng có phần ngực được che chắn cẩn thận để tránh những chấn thương có thể xay ra ở khu vực này. Ngoài ra còn có những điểm khác biệt khác trong trang phục thi đấu của nữ Sumo và nam Sumo.

Luật thi đấu của các nữ Sumo là không được sử dụng đầu để tấn công đối thủ. Cũng như sẽ có sự phân chia hạng cân trong mỗi trận đấu của võ sĩ Sumo nữ, do đó họ không nhất thiết phải có trọng lượng “khổng lồ” của những võ sĩ nam.
Những điều lý thú trên đây về bộ môn Sumo Nhật Bản sẽ giúp các bạn thấy những đặc trưng cũng như sự thay đổi và phát triển trong tư tưởng, văn hóa Nhật Bản. Càng hiểu biết về nền văn hóa Nhật, các bạn sẽ càng thêm yêu mảnh đất nhỏ bé này.

Comments

Popular posts from this blog

Những điều bạn nên học hỏi người Nhật

Người Nhật luôn tự hào về cách giáo dục thế hệ trẻ cũng như nền văn hóa nước mình. Điều này là không thể phủ nhận vì nhớ đó đã có nước Nhật phát triển như hiện nay. Hãy thử điểm qua những việc người Nhật khiến bạn  phải bất ngờ . 1.  Người Nhật  giành ra 3 năm học đầu tiên ở bậc tiểu học chỉ để dạy cho học sinh cách đối nhân xử thế, giao tiếp với mọi người xung quanh. Trong những năm này gần như các bạn nhỏ Nhật Bản không phải trải qua bất cứ kỳ thi nào, vì mục đích của  người Nhật  chưa phải là “nhồi nhét” kiến thức vào lúc này. Chính vì vậy, chẳng lạ gì khi mọi người Nhật đều là những người cư xử lịch thiệp nhất thế giới. 2. Một xã hội Nhật sạch sẽ được xây dựng từ chính những con người Nhật có ý thức giữ gìn vệ sinh xung quanh mình. Người Nhật dạy cho trẻ em tính sạch sẽ ngay từ khi bắt đầu đi học. Mỗi ngày trẻ em Nhật đều phải giành ra ít nhất 45 phút để cùng giáo viên dọn dẹp phòng học. 3. Những người Nhật được rèn tính độc lập ngay từ khi còn rất nhỏ. Các bé học mẫ

Giai đoạn thống trị của chính quyền Shogun

Chúng ta đã từng tìm hiểu về khởi nguồn lịch sử của Nhật Bản, quay trở về với những thời kỳ đầu tiên của con người trên mảnh đất mặt trời mọc này. Trôi theo dòng chảy lịch sử đó, hôm nay chúng ta “cập bến” vào khoảng thời gian thống trị của chính quyềnShogun tại Nhật Bản để hiểu thêm về đất nước kiên cường này. Việc hình thành và duy trì chế độ thống trị của Shogun tại Nhật được diễn ra từ cuối thế kỷ XII dưới thời Kamakura cho tới thời kỳ của Azuchi-Momoyama vào cuối thế kỷ XVI đã hình thành nên những xu hướng mới trong lịch sử phát triển của Nhật Bản. Thời Kamakura:  Cuối thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XIV Với việc Minamoto-no-Yoritomo bổ nhiệm Seii-Taishogun làm Chinh di đại tướng quân đã xác lập sự ra đời của nhà Mạc Phủ hay còn gọi là chế độ shogun đầu tiên ở Kamakura. Chính quyền Shogun Kinh tế: trong thời kỳ này, nông nghiệp của Nhật Bản phát triển chủ yếu nhờ vào sức kéo của súc vật. Mỗi năm nông dân có thể thu hoạch được hai vụ mùa. Xã hội hình thành thêm hai vị tr

5 trường đại học tốt nhất khi du học Nhật Bản

Bạn đang tìm hiểu về chọn trường khi du học Nhật Bản nhưng chưa biết nên lựa chọn ngôi trường nào là tốt nhất. Dưới đây sẽ là 5 trường đại học tốt nhất khi du học Nhật Bản. 1. Đại học Tokyo - 5 trường đại học tốt nhất khi du học Nhật Bản Trường Đại học Tokyo là trường đại học xếp thứ hạng cao nhất ở Châu Á (và xếp thứ 21 trên thế giới dựa theo Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới). Là một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu Nhật Bản với 10 khoa và tổng cộng 30.000 sinh viên, trong đó có 2100 sinh viên nước ngoài. Trường có 5 cơ sở của trường là ở Hongo, Komaba, Kashiwa, Shirokane và Nakano. Đại học Tokyo Trong các chuyên ngành được dạy ở trường thì các  khoa khoa học và công nghệ nổi tiếng nhất. Ngoài ra, trường còn là nơi đã đào tạo nhiều chính khách nổi tiếng của Nhật Bản. 2. Đại học Kyoto Đại học Kyoto là trường đại học lâu đời thứ hai tại Nhật và từng là trường đại học Hoàng gia Nhật Bản. Trường có khoảng 22.000 học sinh theo học các chương trình