Chúng ta đã từng tìm hiểu về khởi nguồn lịch sử của Nhật Bản, quay trở về với những thời kỳ đầu tiên
của con người trên mảnh đất mặt trời mọc này. Trôi theo dòng chảy lịch sử đó,
hôm nay chúng ta “cập bến” vào khoảng thời gian thống trị của chính quyềnShogun tại Nhật Bản để hiểu thêm về đất nước kiên cường này.
Việc hình thành và duy trì chế độ thống trị của Shogun tại Nhật được diễn
ra từ cuối thế kỷ XII dưới thời Kamakura cho tới thời kỳ của Azuchi-Momoyama
vào cuối thế kỷ XVI đã hình thành nên những xu hướng mới trong lịch sử phát
triển của Nhật Bản.
Thời Kamakura: Cuối thế kỷ XII đến cuối thế kỷ XIV
Với việc Minamoto-no-Yoritomo
bổ nhiệm Seii-Taishogun làm Chinh di đại tướng quân đã xác lập sự ra đời của
nhà Mạc Phủ hay còn gọi là chế độ shogun đầu tiên ở Kamakura.
Chính quyền Shogun
Kinh tế: trong
thời kỳ này, nông nghiệp của Nhật Bản phát triển chủ yếu nhờ vào sức kéo của
súc vật. Mỗi năm nông dân có thể thu hoạch được hai vụ mùa.
Xã hội hình
thành thêm hai vị trí mới đó là chức vụ shugo và jito.
Tôn giáo tồn
tại với sự phát triển của Giáo phái Phật giáo Jodo. Bên cạnh đó Giáo phái Zen
từ Trung Quốc cũng dần du nhập vào.
Chính trị: Sau
cái chết của Yoritomo, gia đình Hojo trở thành các quan nhiếp chính trong chế
độ shogun. Dòng dõi Minamoto chẳng bao lâu kết thúc, nhưng gia đình Hojo vẫn
tiếp tục làm các quan nhiếp chính, kiểm soát cả các Nhật hoàng lẫn các shogun.
Samurai ngày càng trở nên có nhiều quyền lực ở các vùng trang ấp. Vào giai đoạn
cuối của thời kỳ này, Nhật hoàng Godaigo nhanh chóng khôi phục lại luật lệ
hoàng gia nhưng thất bại trong việc đạt được quyền kiểm soát thích đáng và bị
lật đổ bởi người trước đó đã từng giúp ông là chiến binh Ashikaga Takauji -
người đã đưa Komyo lên ngai vàng. Godaigo bỏ trốn và lập ra một triều đình ở
Yoshino kình địch với triều đình Komyo ở Kyoto. Hai triều đình phía Bắc và phía
Nam sau đó tiếp tục tồn tại trong 57 năm.
Quân đội thời kỳ Shogun
Thời Muromachi: Đầu thế kỷ XIV đến cuối thế kỷ XV
Sau khi lật đổ
thành công chế độ của nhật hoàng Godaido, chế độ shogun Ashikaga (hoặc Muromachi) chính thức bắt đầu hình
thành bằng việc triều đình phía Bắc phong cho Ashikaga Takauji tước hiệu
Seii-Taishogun. Tổng hành dinh được đặt tại Muromachi ở Kyoto.
Với việc hai
triều đình phía Bắc và phía Nam hợp nhất lại vào năm 1392, chế độ tướng quân
này cuối cùng hoàn toàn được thừa nhận.
Trong khi đó
lực lượng Samurai vẫn tiếp tục làm xói mòn quyền lực của giai cấp quý tộc tại
các thái ấp (shoen).
Về bộ máy cai
trị nhà nước lúc bấy giờ, chính quyền shogun bổ nhiệm một số người giữ chức
shugo như đã có từ thời chính quyền shogun Kamakura. Tuy nhiên, những người này
không phải là tuỳ tùng của Ashikaga, họ hành động vì lợi ích của chính họ, phát
triển thành các thủ lĩnh shugo-daimyo của samurai địa phương với quyền hành
riêng. Trong khi đó, uy quyền của chế độ shogun không ngừng bị giảm sút do ảnh
hưởng bởi sự yếu kém của triều đình. Kết thúc thời kỳ này là cuộc chiến tranh
Onin. Sau đó chế độ shogun hầu như mất toàn bộ quyền kiểm soát, dẫn đến thời kỳ
của các cuộc nội chiến.
Trái lại với
những suy kém về chính trị, các môn nghệ thuật như cắm hoa, trà đạo v.v... lại
phát triển. Các môn Kịch Nô, Kyogen v.v... phát triển đến độ chín mùi. Phát
triển nghệ thuật vẽ tranh mực Tàu và tranh nhiều màu sắc rực rỡ theo trường
phái Kano.
Dàn nhạc thời kỳ Muromachi
Bên cạnh đó,
kinh tế Nhật thời kỳ này đã chứng kiến sự phát triển của nghề cá, khai thác mỏ,
buôn bán ... Các thị trấn phát triển xung quanh các thành trì, đền chùa và bến
cảng ...
Sự phát triển kinh tế thời Muromachi
Thời
Azuchi-Momoyama: Cuối thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVI
Giai đoạn này
một lần nữa được lịch sử Nhật Bản ghi nhận là thời kỳ của các cuộc nội chiến.
Quyền lực dần
dần chuyển từ trên xuống dưới: Shogun - dòng họ Hosokawa (cấp dưới của shogun) - dòng họ Miyoshi (cấp dưới của Hosokawa) - dòng họ Matsunaga (cấp dưới của Miyoshi). Quyền lực của shugo-daimyo tăng lên, thay
thế tầng lớp quý tộc cũ kiểm soát các thái ấp. Họ cố thủ trong các khu vực của
mình và tìm cách mở rộng quyền lực. Việc này cuối cùng dẫn tới một xu hướng
thống nhất quốc gia dưới một người lãnh đạo có quyền lực cao nhất. Oda Nobunaga
trục xuất viên shogun Ashikaga cuối cùng và thành công trong việc thống nhất
một khu vực quan trọng của đất nước. Sau khi ông chết do bị phản bội, công việc
của ông được người tuỳ tùng trung thành tên là Toyotomi Hideyoshi hoàn thành.
Trong thời kỳ
này, những người châu Âu đầu tiên đã đến Nhật Bản, mang theo súng ống và Cơ đốc
giáo và việc buôn bán với nước ngoài bắt đầu. Dưới thời Nobunaga và vào đầu
thời Hideyoshi việc buôn bán và hoạt động của các nhà truyền đạo của Cơ đốc
giáo phát triển manh mẽ, nhưng cuối cùng Hideyoshi lại nghi ngờ những tham vọng
về đất đai của người châu Âu và đã ra lệnh trục xuất những người truyền giáo. Mặc
dù vậy việc buôn bán vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Đây là một điểm đặc
biệt trong phát triển của Nhật Bản đối với các quốc gia châu Á khác.
Cuộc chiến thời Shogun
Trong khi không
để người châu Âu có cơ hội thực hiện âm mưu chiếm đóng mảnh đất của mình thì
triều đại Hideyoshi lại phái quân đội đi xâm chiếm Triều Tiên. Nhưng tiếc thay
cuộc viễn chinh này đã thất bại.
Sau khi
Hideyoshi qua đời, quyền lực triều chính đã bị Tokugawa leyasu thâu tóm.
Trái ngược với
những bất ổn về chính trị, nghệ thuật Nhật Bản ngày càng nở rộ. Trường phái hội
hoạ Kano và trà đạo phát triển tới đỉnh điểm trong chính giai đoạn hỗn loạn này.
Nghệ thuật kịch No tại Nhật Bản
Vậy là chúng ta
đã vừa tiếp tục hiểu thêm và thời đại Shogun ở Nhật Bản, một giai đoạn chính
trị không hề yên ả. Vậy con đường tiếp theo của Nhật Bản sẽ phát triển ra sao?
Các bạn hãy chờ đón trong bài viết tiếp theo nhá.
Theo: duhocnhat.org.vn
Comments
Post a Comment